Tuyên truyền Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

Ngày 13/12/2023 15:58:55

Tuyên truyền Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

         Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930, Đảng và Bác Hồ đã tập hợp, lãnh đạo toàn dân tộc đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Những năm 1940 - 1945, hàng loạt tổ chức vũ trang cách mạng được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (Lạng Sơn), đội du kích Pắc Bó (Cao Bằng), đội du kích Ba Tơ (Trung Kỳ), du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân... Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.

Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ. Ngay sau khi được thành lập, ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt; ngày 26/12/1944, lại đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta.

Tháng 3/1945, trước tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, có lợi cho cách mạng Việt Nam, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Lúc này Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân. Việt Nam Giải phóng quân có nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần do Việt Nam Giải phóng quân làm nòng cốt đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta nhiều lần được đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ cách mạng: Năm 1945 đổi tên thành Vệ Quốc quân; năm 1946 đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1950 đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội đã góp phần rất quan trọng trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầu cách mạng. Đồng thời, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của quân đội ta. Chiến thắng này đã bảo vệ và phát triển các thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng miền Bắc, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp suốt gần một thế kỷ; tạo điều kiện xóa bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ, phong kiến.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, là cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, phương châm lúc này được Đảng ta đề ra là tích cực xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ vô cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt, quân đội ta đã cùng toàn dân xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam. Đồng thời, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thắng lợi này đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước. Từ năm 1977 - 1979, quân đội ta cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; đồng thời, giúp nhân dân Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari, hồi sinh, tái thiết đất nước Campuchia. Trong những năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, quân đội đã nắm chắc và dự báo đúng tình hình liên quan đến quốc phòng - an ninh; chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; ra nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đã tham mưu với Đảng và Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Qua đó, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược; không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trải qua 79 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tạo nên những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Phát huy truyền thống anh hùng, truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta quyết tâm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

          Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho; không ngừng xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị , chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; rèn luyện kỷ luật, khả năng sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi "Quân đội nhân dân Việt Nam  anh hùng".

          Từ vai trò, vị trí đã được khẳng định của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện qua các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng( khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381- CT/TW, quyết định lấy ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đây, ngày 22 tháng 12 thực sự trở thành ngày hội truyền thống bảo vệ Tổ quốc, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" - một nét đẹp độc đáo của văn hóa dân tộcViệt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là dịp phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nhân tố cốt lõi, nền tảng để đất nước ta tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

          Tự hào về chiến công vĩ đại và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, có thể khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam là  một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

                                                         Hoàng Tùng -CCVHXH

  

Tuyên truyền Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

Đăng lúc: 13/12/2023 15:58:55 (GMT+7)

Tuyên truyền Kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

         Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3/2/1930, Đảng và Bác Hồ đã tập hợp, lãnh đạo toàn dân tộc đoàn kết đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Những năm 1940 - 1945, hàng loạt tổ chức vũ trang cách mạng được thành lập như: Đội du kích Bắc Sơn (Lạng Sơn), đội du kích Pắc Bó (Cao Bằng), đội du kích Ba Tơ (Trung Kỳ), du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân... Sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp và trưởng thành của phong trào đấu tranh cách mạng đòi hỏi phải có một đội quân chủ lực thống nhất về mặt tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc.

Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo, thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập gồm 34 chiến sĩ. Ngay sau khi được thành lập, ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt; ngày 26/12/1944, lại đột nhập đồn Nà Ngần, tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch và thu tất cả vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống đánh chắc thắng, quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta.

Tháng 3/1945, trước tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, có lợi cho cách mạng Việt Nam, Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng và ra chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Lúc này Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được đổi tên thành Việt Nam Giải phóng quân. Việt Nam Giải phóng quân có nhiệm vụ đẩy mạnh tuyên truyền xung phong có vũ trang phá kho thóc của Nhật để cứu đói cho nhân dân; xây dựng các đội tự vệ vũ trang, du kích cứu quốc; phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng. Từ tháng 4/1945, cao trào kháng Nhật cứu nước, phong trào vũ trang khởi nghĩa, khởi nghĩa từng phần do Việt Nam Giải phóng quân làm nòng cốt đã giành thắng lợi ở nhiều nơi. Trên cơ sở đánh giá thời cơ và tình hình cách mạng trong nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, lực lượng vũ trang cùng các tầng lớp nhân dân đồng loạt đứng dậy tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta nhiều lần được đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ cách mạng: Năm 1945 đổi tên thành Vệ Quốc quân; năm 1946 đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam; năm 1950 đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân đội đã góp phần rất quan trọng trong việc tham gia xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân trong những năm đầu cách mạng. Đồng thời, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của quân đội ta. Chiến thắng này đã bảo vệ và phát triển các thành quả của Cách mạng Tháng Tám, giải phóng miền Bắc, đánh đổ ách thống trị của thực dân Pháp suốt gần một thế kỷ; tạo điều kiện xóa bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ, phong kiến.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng, là cơ sở và điều kiện vững chắc để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, phương châm lúc này được Đảng ta đề ra là tích cực xây dựng Quân đội nhân dân hùng mạnh, tiến dần từng bước lên chính quy, hiện đại. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ vô cùng khó khăn, gian khổ và ác liệt, quân đội ta đã cùng toàn dân xây dựng, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa; giữ gìn, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam. Đồng thời, đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất và lần thứ hai của đế quốc Mỹ. Đặc biệt, đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Thắng lợi này đã kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu chung của đất nước. Từ năm 1977 - 1979, quân đội ta cùng toàn dân đánh thắng hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc; đồng thời, giúp nhân dân Campuchia đã đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêngxari, hồi sinh, tái thiết đất nước Campuchia. Trong những năm đất nước thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, quân đội đã nắm chắc và dự báo đúng tình hình liên quan đến quốc phòng - an ninh; chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng và Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; ra nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đã tham mưu với Đảng và Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, đúng đắn các tình huống phức tạp, các vấn đề nhạy cảm về quốc phòng - an ninh, trong quan hệ đối nội và đối ngoại. Qua đó, không để đất nước bị động, bất ngờ về chiến lược; không để cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và quan hệ tốt với các nước láng giềng; bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Trải qua 79 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tạo nên những chiến công mãi mãi ghi vào lịch sử dân tộc như những biểu tượng sáng ngời về một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, phục vụ. Phát huy truyền thống anh hùng, truyền thống cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta quyết tâm xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới./.

          Bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta luôn hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho; không ngừng xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị , chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; rèn luyện kỷ luật, khả năng sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ hòa bình ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi "Quân đội nhân dân Việt Nam  anh hùng".

          Từ vai trò, vị trí đã được khẳng định của chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện qua các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng, thể theo nguyện vọng của nhân dân cả nước, ngày 17 tháng 10 năm 1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng( khóa VI) đã ra Chỉ thị số 381- CT/TW, quyết định lấy ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) đồng thời là Ngày Hội quốc phòng toàn dân. Từ đây, ngày 22 tháng 12 thực sự trở thành ngày hội truyền thống bảo vệ Tổ quốc, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp "Bộ đội Cụ Hồ" - một nét đẹp độc đáo của văn hóa dân tộcViệt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là dịp phát huy truyền thống yêu nước, biểu dương sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là nhân tố cốt lõi, nền tảng để đất nước ta tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

          Tự hào về chiến công vĩ đại và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, có thể khẳng định Quân đội nhân dân Việt Nam là  một quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng".

                                                         Hoàng Tùng -CCVHXH